Đồng Công - 70 Năm Ngọc Khánh Khai Dòng: 1955

- Đồng Công Nẩy Sinh 1. Các Cơ sở ở Thủ Đức và Lái Thiêu từ 1955 (tiếp)


 

một trong những đệ tử sinh kỳ cựu ngay từ đầu của dòng ở Trung lễ Bắc Việt

Khi còn ở ngoài bắc, dòng đã có một số anh em, vừa lớn vừa bé, theo đuổi lý tưởng thánh Đồng Công, nhưng chưa vào Nhà Thử và Nhà Tập hoặc Khấn Hứa. Năm 1954, khi di cư vào nam, dòng bấy giờ có 30 anh em tu sĩ (Lớp Khấn 1) và khoảng 100 đệ tử sinh lớn bé. Ở Khu 30 mẫu Nhà Mẹ Thủ Đức, những anh em lớn hợp thành Đội Fiat, còn nhỏ thuộc Đội Magnificat, sống tách biệt nhau. Từ năm 1955, các đệ tử lớn dần dần được chọn vào nhà thử và nhà tập rồi khấn hứa. Cho đến ngày 1/7/1963 chỉ còn lại có 20 anh lớn, trong khi đó các đệ tử nhỏ càng ngày càng tăng, có năm lên tới 80 em.

 

Đó là lý do mới cần có Khu Đệ Tử Viện riêng, ở trên phần đất của Dòng Thăm Viếng là dòng được Đức Cha Phạm Ngọc Chi nhờ Anh Cả coi sóc, sau này có Dòng Trinh Vương ở Bùi Môn thay thế. Khu Đệ Tử Viện có 10 căn nhà lá, 5 căn nhà nguyện và ít căn nhà bếp, nhà kho, dung nạp được khoảng 200 đệ tử sinh. Thời em vào tu năm 1964, đệ tử sinh vẫn sang nhà dòng, qua khu ký túc xá, để ăn ngày 3 bữa, chứ chưa có nhà bếp nấu riêng như sau này.

 

Cũng kể từ năm 1964, bắt đầu có lớp thử rộng ở đệ tử viện, rồi vào nhà thử hẹp cùng nhà tập bên khu Nhà Mẹ. Lớp đầu tiên từ đệ tử viện lên thử ngặt và tập viện này là lớp Khấn VIII, với 44 em, trong đó không ai ngờ là sau đó 48 năm, một anh em trong họ, Anh Piô Maria Nguyễn Quang Đán, CRM, đã trở thành vị tổng vụ thứ hai của dòng hiện nay, nhiệm kỳ thứ hai (2016-2020). Đến năm 1966, 2 năm sau, có thêm một lớp nữa, nhưng ở Nhà Đá, với 46 em, thuộc Đội IX A, trong đó có đứa em tâm phương này, tu năm 1964, một lớp tu hơn 100 đệ tử sinh, sau này tất cả đều thuộc Đội IX (cả 2 đợt khấn A và C).

 

Khu đệ tử viện Đồng Công này cũng có một mốc điểm lịch sử của dòng, đó là ngày 5/4/1975, toàn thể anh em dòng từ khắp nơi được lệnh Anh Cả về Thủ Đức qui tụ lại bất ngờ tham dự tĩnh tâm vào sáng hôm đó, để rồi sau bữa trưa lại bất ngờ được lệnh Anh Cả âm thầm (không được báo cho gia đình) lên các chiếc xe đò Đức Hòa vừa mới vào sân đệ tử viện chở xuống Phước Tỉnh, để từ đó xuống thuyền đã thuê sẵn ra Đảo Phú Quốc ngay hôm ấy rồi từ đó sang các nước Đông Nam Á, vừa để tạm lánh nạn cộng sản sắp chiếm trọn miền nam, vừa để truyền giáo cho các dân tộc hầu như theo Phật giáo và Khổng giáo...

Dãy nhà lá 10 gian đầu tiên (1958) của khu Manhi (Đội Magnifiact sau này là Đệ tử viện), cách khu Tu viện Thánh gia Nhà Mẹ 200 mét

Sân Đệ Tử viện, từ phía Nhà Mẹ Dòng sang, ở góc Nhà nguyện và Phòng Anh Giám đốc, từ góc này tiến ra nhà thủy tạ bên dưới

Bàn thờ trên cung thánh của Đệ tử viện năm 1959

Anh Cả huấn dụ Đệ Tử sinh năm 1965

Giờ Đền tạ Đức Mẹ

Anh Linh mục Minh Đăng giảng dịp Tượng Mẹ Fatiam Thánh du ghé ĐTV 11/1965

Anh Cả với quí anh phụ trách Đội Manhi (đệ tử) ngày 4/5/1963

Ngày 4/5, trước sự hiện diện của Anh Cả, Anh Trần Trung Giáo bàn giao vai trò Đội Trưởng Đội Magnificat cho Anh Bono Nguyễn An Trị

Từ trái sang phải: Aa Giáo, Sáng, Ái (?), Cần (đứng sau) Anh Cả, Trị và Hòa.

Vào Lễ Mẹ Thăm Viếng 2/7/1963 (theo phụng lịch trước Công đồng Vaticano II bấy giờ) Đội Magnificat trở thành Đệ Tử viện - Từ trái sang phải:

Hàng đầu: Anh Trị (3) - Giám đốc, Anh Chương (5), Anh Hướng (2); Hàng giữa: Anh Khanh (5) - Quản lý, Anh Cả, Anh Ngọc (3) - Giám học;

Hàng cuối: Anh Thiện (1) - Y tế, Anh Tín (5) - Ca nhạc, Anh Tôn (5) - Thể thao, Anh Thần (4) - Giám thị

Quí Anh Phụ trách ĐTV Giáng sinh 1963: Từ trái sang phải Aa. Chương, Cần, Trị, Thần, Ngọc, Ái, Sáng, và Hòa

Anh Cả họp với Ban Giám đốc Đệ Tử Viện để bàn quyết vấn đề cho ĐTV ăn riêng (em đoán sau khi Đội IX đã nhập Tập việc ở Nhà Đá),

 trong đó, em thấy các anh phụ trách mới sau thời của em (1964-1966) như Anh Tuynh (Lớp khấn 7),

và các anh phụ trách cũ rõ nhất, từ hình nhìn ra, là Anh Giám đốc Bono Nguyễn An Trị (bên phải Anh Cả) và Anh Giám Thị Trần Trung Thần (bên trái Anh Cả)

DANH XƯNG “ĐỘI TRƯỞNG” ĐỘI MAGNIFICATTỪ NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI - 7.11.1948

      1. Hilariô M. Trần Công Lý (1948)2. Simon M. Phạm Đức Hiên (1950)3. Gioan Vianê M. Vũ Vĩnh Quí, Lk I (1956)4. Inhaxiô M. Lê An Đại, Lk I (1958)5. Batôlômêô M. Đỗ Thái Hoà, Lk III (1960)

      6. Micae M. Nguyễn Trung Giáo, Lk II (1959-4.5.1963)7. Bôniphaxiô M. Nguyễn An Trị, Lk III, anh làm Phó Giám Thị ngày 3.7.1961 - và ngày 4.5.1963 anh làm Đội Trưởng thay anh Giáo.

DANH XƯNG “GIÁM ĐỐC”TỪ NGÀY THÀNH LẬP ĐỆ TỬ VIỆN

          Ngày 2.7.1963 lễ Mẹ Thăm Viếng đương thời, bổn mạng Đội Magnificat,

Tổng Hội Đồng Dòng ra thông cáo lập Đội Magnificat thành ĐỆ TỬ VIỆN, đồng thời cử anh Bôniphaxiô M. Nguyễn An Trị làm GIÁM ĐỐC đầu tiên của Đệ Tử Viện.

      8. Năm 1971, anh Athanaxiô M. Bùi Anh Tuấn, Lk III làm Giám Đốc thay anh Trị9. Năm 1972, anh Tuấn trao lại nhiệm vụ Giám Đốc cho anh Trị, anh Trị tiếp tục nhiệm vụ cho tới 30.4.1975.

Có 3 Lớp khấn liên quan hơn đến Đội Manhi / Magnificat cho tới 1963 đó là LK VII và VII, cũng như đến Đệ Tử Viện Đồng Công là LK IX

 

 

Nhóm tốp viên (đa số thuộc lớp khấn 10 sau này) được Anh Phụ trách Hoàng Anh Thăng là Đội trưởng dìu dắt

 Từ trái sang phải theo thứ tự 1 hàng, các em (tên mới): Dương/Kính (ngồi 2), Nhuận (ngồi 9 trước), Tiệp (đứng 10 sau) và Khánh (ngoài cùng bên phải)

Nghi thức gia nhập Hướng đạo ở Đệ tử viện Đồng Công

Hình thức bao gồm cả những nghi thức đạo đức của hội dòng nữa, chứ không thuần thế tục

 

Lớp khấn 7 khi còn ở Đệ tử Viện ở đầu Dẫy Nhà 30 gian

Từ trái sang - Hàng trên cùng Anh Trần Thanh Liêm (thứ 1), Anh Tuynh (5), Anh Hoán (6); Hàng 2: Anh Trần Ngọc Diệp (3)

 

Các em tổ trưởng (1961-1962) thời vẫn còn Anh Đội trưởng Trần Trung Giáo 1963

Từ trái sang Hàng 1: Aa. Huỳnh (1), Thoại (2), Diệp (4); Hàng trên cùng: Liêm (1 ngồi trước cột), Tuynh (3)

 

Lớp Khấn 8 khi mới là thỉnh sinh ở Đệ Tử Viện, và là lớp khấn duy nhất ở Lái Thiêu,

(Lới khấn 1 ở Trung Lễ Bắc Việt, còn từ lớp khấn 2 tới lớp 7 ở Thủ Đức, nguyên lớp khấn 9 cả 3 đợt a-b-c đều ở Qui Nhơn, Lớp 10-11 ở Di Linh),

Từ trái sang: Aa.Giáo (Đội trưởng), Ánh (tu năm 1958, nhưng ở lại chờ vào Đội IXA), Đán, Triêm, Triều, Đường, AQP, Quán, Trường, (?), Đương, (?), Đích, Chu, và (?)

Tiàn bộ lớp Khấn VIII khi còn là Thỉnh sinh ở ĐTC (1963-1964) dưới thời tân Đội trưởng Bono Nguyễn An Trị

Nhóm thỉnh sinh Đội IXA khi còn ở Đệ tử viện

Từ trái sang phải - Đứng: Các chú (theo tên mới): Luận/Riêm, Linh/Long, Lâm, Hồng, Chuyên và Hữu (đã chết ở Fort Worth TX), ...

Ngồi: Các chú (theo tên mới): (?), Cảnh/Thành, (?), Toản/Thiên và Bản

Các thỉnh sinh Đội IX khi còn ở ĐTV lần đầu tiên được gặp Anh Cả ở Lái Thiêu cuối năm 1965 thì thích quá sức ...

 ... Không ngờ Đấng sáng lập dòng là Anh Cả, của cả Đệ tử sinh mới tu, sao mà trẻ trung dễ thương, bình dân và hòa đồng đến thế, khiến cả các em lẫn Anh giám đốc hớn hở cười!

Mấy chú đệ tử (LK IX) lớp tu 1964 nô đùa như trẻ nhỏ (Parvuli - khẩu hiệu của Đội),

từ trái: Chú Đức (IXC - Ước) cũng giống như và có thể là Phục, chú Tĩnh (IXA - tâm phương), chú Thông (IXC - Cầu) và chú Huấn (IXC - Huyến)

Các chú Đệ tử sinh ngày xa xưa ấy sao mà dễ thương như vậy, từ trái sang phải: Quí chú (IXC) Trân, Phụng, Doãn (Đức bầu) và Nghinh

Văn nghệ mừng Giáng sinh 1963: Chiếc đàn Guitar to dài gần bằng chú nghệ sĩ đệ tử sinh

Đệ tử sinh cùng các anh phụ trách - hình chụp ở đầu Nhà 30 gian năm 1964, nơi THĐC 2017 đã ghé thăm (hình dưới) để tiến sâu vào khu ĐTV ĐC thân yêu

Trong hành trình 2017 THĐC đã về thăm Khu Nhà 30 Gian  

Khu bãi cỏ thưa thớt cây cối (ở hình trên) ở trước mắt Nhà 30 gian là sân banh của Đệ Tử Viện ngày xưa

Dẫy nhà bệnh xá này ở đầu Nhà 30 gian, bên phía Đệ tử viện ngày xưa

Ở đầu dẫy nhà bệnh xá là khu chăn cuôi cũng thuộc mảnh đất Đệ Tử viện ngày xưa

 

Phía bên kia thẳng dẫy bệnh xá cũng thuộc đất Đệ tử viện, khu các sân bóng chuyền cùng với lối sang Nhà Mẹ khi Đệ tử sinh chưa ăn riêng.

 

Giáo Sĩ Dưỡng Đường Đồng Công

 

ĐC Raphael Nguyễn Văn Diệp, GM Phó Vĩnh Long đến hưu năm 2000, Ngài qua đời ngày 20.12.2007

Lễ mừng Đức Cha Raphael Nguyễn Văn Diệp 50 năm Linh mục (7/12/1954-2004)

Anh em dòng, bao gồm Anh Cả, chúc mừng Đức Cha

Quí Cha hưu dưỡng cũng có những giây phút giải khuây

Anh Tổng Phục Vụ Pio Maria Nguyễn Đán chúc mừng các cha hưu dịp lễ Mẹ Thiên Chúa 2011, bổn mạng GSDĐ

Quí Cha già được anh em dòng phục vụ ở Giáo sĩ Dưỡng đường Đồng Công, trừ vị đứng ở giữa là Lm Tổng Phục Vụ, và vị đứng ngoài cùng bên phải là Lm Mai Hữu Tường, CRM, phục vụ viên chính của các ngài

 

 

Trường Trung Tiểu Học - Ký Túc Xá Đồng Công Thủ Đức

 

Trường Trung Tiểu Học và Ký Túc Xá Đồng Công ở Thủ Đức từ năm 1956

Dẫy lầu được ông Đinh Văn Nam chủ thầu (trái) và dẫy lầu do Anh Đinh Quang Trí (LK 2) đốc công xây cất vào năm 1965

Trong số học sinh nội trú, tiêu biểu có Anh Lm Vũ Khiêm Cung (lớp khấn VI), Anh Lm Vũ Minh Nhiên (LK XI), và em tâm phương (LK IXA) với số ký danh 379 (học sinh nội trú thứ 379 niên khóa 1958-1959)

Ban giáo chức (hình trái) và học sinh (hình phải) của trường.

Trên đây là một số hình ảnh lịch sử hiếm quí cũ xưa về Trường trung tiểu học Đồng Công bao gồm cả lưu trú / nội trú, dưới đây là những hình ảnh năm 2017 trước mắt phái đoàn 8 anh em THĐC

 

Trường Trung Tiểu Học Đồng Công Thủ Đức có tất cả 17 lớp học, từ tiểu học tới đệ nhi cấp, bao gồm cả nội trú.

Khu nội cho 500 em, gồm một dẫy nhà 2 lầu, một dẫy nhà 3 lầu để dạy học, và 3 dẫy nhà trệt, mỗi dẫy dài 20 căn để làm nhà chơi, nhà ăn và nhà sinh hoạt, chưa kể đến một nhà nguyện cho học sinh nội trú.

Hiện nay khu nội trú đã trở thành Trường Trung Học Cơ Sở Thái Văn Lung (hình dưới). 

Khu ngoại trú có 12 lớp học, cho 600 học sinh, hiện nay khu ngoại trú này đã trở thành Trường Tiểu Học Văn Hải (hình dưới).

Hồi em còn là học sinh tiểu học ở đây (1957-1958), bấy giờ nhà trường chưa xây cất đầy đủ như được trên đây diễn tả về sau này, thì học sinh lớn nhỏ đều ra khu ngoại trú học.

Hiệu trưởng đầu tiên và như muôn năm là Anh Đoàn Phú Xuân, Giám đốc ký túc xá đầu tiên là Anh Phạm Nam Việt, quản lý là Anh Nguyễn Đức Khoan.

Sau 13 năm phục vụ, vào tháng 6/1969, vì lý do đặc biệt nội bộ dòng, trường đã tạm đóng cửa trước nỗi luyến tiếc của hầu như tất cả các phụ huynh.

Có một điềm lạ đó là cho dù anh em dòng đã thôi phục vụ trước 1975 và đã biến thành Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Văn Lung sau năm 1975 thời cộng sản,

thế mà trên tòa nhà chính của Khu Trường Trung Tiểu học Đồng Công Thủ Đức này vẫn còn Tượng Đức Mẹ đứng ở trên chóp đỉnh khoảng giữa tòa nhà.

 Trong số các học sinh của Trường Trung tiểu học Đồng Công Thủ Đức, ít là có mấy tên tuổi nổi tiếng làm nên lịch sử, đó là Trần Thế Vinh, Hà Thúc Sinh và Trần Thái Văn.

 

(3 tấm hình dưới đây được lấy từ trên google)

Phi Công Trần Thế Vinh – Phi Vụ Cuối Cùng – dòng sông cũ

Trần Thế Vinh, sinh năm 1946, nhà ở Tam Hà Thủ Đức, một đại úy phi công anh dũng

Đại úy Vinh đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời chưa tròn 26. Chiến tích trong một tuần lễ hạ 24 chiến xa của Việt cộng đã khiến anh trở thành một huyền thoại của Không lực VNCH.

Album Tủi Nhục Ca-Hà Thúc Sinh - YouTube

 

Hà Thúc Sinh, sinh năm 1943, học sinh của Anh Đồng Tiến (LK 2), sĩ quan hải quân, văn sĩ, thi sĩ và nhạc sĩ, sống ở Diego CA, nổi tiếng trong văn học sử Việt Nam hải ngoại,

với cuốn sách Đại Học Máu và cuốn băng Tủi Nhục Ca, trong đó có bài hát Chàng Thi Sĩ (hình trên, với mặt thật của tác giả).

 

Bad news for Van Tran, Latino voters don't support Republican candidates –  New Santa Ana

 

 

Trần Thái Văn, sinh năm 1964,là con của giáo sứ Anh Văn Trần Văn Điền, THĐC LK 2, ở Westminster California, là dân biểu tiểu bang California một thời (2004-2010)